Làm mẫu CV đẹp để xin việc có thể đã quá quen thuộc với nhiều ứng viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với một sinh viên mới ra trường thì mẫu CV đẹp là một cụm từ vẫn còn hết sức lạ lẫm. Do đó, rất nhiều sinh viên hiện nay không biết cách viết CV xin việc mẫu như thế nào để có thể được nhà tuyển dụng gọi vào vòng phỏng vấn. Vậy, cần chú ý những gì để làm mẫu CV tiếng Việt cho sinh viên mới ra trường có thể lấy được sự chú ý của nhà tuyển dụng và thậm chí vượt mặt luôn cả các ứng viên có kinh nghiệm? Để có thể lấy lòng được nhà tuyển dụng, các sinh viên mới ra trường cần chú ý cách viết trong bản CV xin việc gồm những gì?
- Ghi rõ thông tin cá nhân: Mọi thông tin cá nhân của ứng viên đều cần phải được ghi rõ. Bên cạnh đó, việc sử dụng các địa chỉ email thiếu nghiêm túc nên được tránh tuyệt đối. Hãy nhớ rằng bạn đang đi tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội để có thu nhập chứ không phải tham gia hoạt động ngoại khóa. Do đó, bạn cần phải có địa chỉ email một cách rõ ràng, chuyên nghiệp nhất có thể.
- Trình độ học vấn: Đối với phần này, bạn chỉ cần ghi rõ tên trường học, chuyên ngành cũng như những thành tích đã có trong quá trình học tập là được. Nhà tuyển dụng cũng chỉ có thể đánh giá được phần nào ứng viên có phù hợp với công việc hay không nếu như ứng viên đó chỉ có được bằng cấp không.
- Kinh nghiệm làm việc: Đối với một sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc hiện chắc chắn là điều không thể có. Và để giải quyết được vấn đề này trong các mẫu CV xin việc dành cho ứng viên mới tốt nghiệp, các ứng viên nên điền một số kinh nghiệm việc làm part time đã từng trải qua trong thời sinh viên hoặc một số hoạt động ngoại khóa đã từng làm qua. Chính những điều học hỏi từ những công việc này sẽ là chìa khóa để giúp bạn tiến tới công việc mơ ước, thậm chí có thể vượt mặt luôn hàng trăm ứng viên có kinh nghiệm khác.
- Trình bày định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng: Đây sẽ là phần chính mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở các ứng viên. Thông qua việc có được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, các nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên này có sẵn sàng để tiến xa hơn trong công việc. Từ đó có thể cân nhắc đào tạo thêm được hay không.
Cách viết CV xin thực tập
Đối với sinh viên năm cuối thì thực tập là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Ở thời điểm này, chúng ta không chỉ có cơ hội thực hành kiến thức đã học, mà còn được trực tiếp trải nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn, học hỏi từ các đàn anh, đàn chị khác trong công ty.
Nếu biểu hiện tốt trong quá trình thực tập, sinh viên vừa được tốt nghiệp với tấm bằng có điểm số cao, vừa có cơ hội được giữ lại làm nhân viên chính thức. Chính vì thế, mỗi một sinh viên càng cần chú trọng quá trình xin phỏng vấn thực tập ngay từ ban đầu, đặc biệt là trong CV của mình.
Một bản CV xin thực tập cần chú ý những điều sau:
- Độ dài: Giống với tình trạng của sinh viên mới ra trường, khi chưa có nhiều kinh nghiệm hay thành tựu đáng kể, độ dài CV chỉ nên giới hạn trong 1 trang A4, tránh dài dòng quá mức cần thiết với những thông tin không liên quan.
- Trình bày kinh nghiệm, kỹ năng: Thay vì để trống phần thông tin quan trọng này, hãy chắt lọc những kết quả mà mình đã đạt được trong quá trình học tập, nghiên cứu hay các công việc làm thêm part time…
- Chú trọng hình thức: Ngoại trừ nội dung thì hai khía cạnh ngữ pháp và chính tả của hình thức cũng đóng vai trò quan trọng. Đây là cách bạn gián tiếp thể hiện tính cẩn thận, tận tụy và chuyên nghiệp của mình trong công việc.
- Ngắn gọn, súc tích và đảm bảo logic: Đừng diễn đạt quá dài dòng hay sử dụng những cú pháp phức tạp, biến CV của bạn thành một luận văn. Hãy đảm bảo thông tin cụ thể, chi tiết, giữ được tính đầy đủ nhưng ngắn gọn và rõ ràng. Cách viết chung chung, lan man chỉ khiến nhà tuyển dụng nhanh chóng lãng quên những thông tin của bạn mà thôi.
Nguồn: Ninh Hà sưu tầm.