Giữa cả nghìn hồ sơ được gửi tới nhà tuyển dụng, bạn cần phải làm mọi cách để khiến mẫu CV của bản thân có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, dù là mẫu cv bằng tiếng Việt hay là một mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh đi nữa. Những thông tin cần phải có trong mẫu CV xin việc của bạn gồm:
Tiêu đề CV xin việc
Đối với một mẫu CV xin việc thì tiêu đề CV hiện nay không khác gì bộ mặt, ấn tượng ban đầu dành cho nhà tuyển dụng. Do đó, các ứng viên cần có một cách đặt tiêu đề cho mẫu CV xin việc chuyên nghiệp của bản thân. Cách viết tiêu đề theo cấu trúc như: CV – Họ tên ứng viên – vị trí ứng tuyển. Với cách đặt tiêu đề rõ ràng như thế này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết hồ sơ xin việc của bạn so với hàng trăm ứng viên hiện nay.
Thông tin liên hệ
Do mẫu CV chỉ là một bản tóm tắt những thông tin cơ bản nhất của ứng viên nên trong phần giới thiệu bản thân trong CV xin việc, các ứng viên tuyệt đối không giới thiệu quá dài dòng. Điều mà những nhà tuyển dụng chú tâm vào đó là những kinh nghiệm làm việc cũng như kĩ năng nghề nghiệp của bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không. Do đó, hãy nêu ngắn gọn nhất có thể, và chỉ cần các thông tin cá nhân sơ bộ của bạn như:
- Họ và tên đầy đủ: Nên viết in hoa để nổi bật và tránh dùng biệt danh
- Ngày tháng năm sinh của ứng viên
- Địa chỉ email thật chuyên nghiệp, tránh các trường hợp email không nghiêm túc.
- Số điện thoại để tiện liên lạc.
- Link profile Facebook của bạn nếu nhà tuyển dụng muốn liên hệ với bạn qua facebook
- Chỗ ở hiện tại: Ghi chính xác địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV xin việc, các ứng viên chỉ cần nêu rõ những dự định mà bạn muốn có trong tương lai. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, một cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà các ứng viên cần phải chú ý đó là đừng đặt mục tiêu quá cao, nhà tuyển dụng hoàn toàn có lí do để chụp mũ rằng bạn chỉ là đứa thích nổ.
Kinh nghiệm làm việc
Một kinh nghiệm viết CV xin việc với phần kinh nghiệm làm việc, đó là bạn chỉ nên viết vào mẫu CV những công việc có liên quan tới vị trí mà bạn đang mong muốn ứng tuyển để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang là sinh viên và chưa hề có bất cứ kinh nghiệm, hãy đừng ngại ngần đưa những công việc làm thêm mà bạn đã từng trải qua, những công việc này sẽ giúp cho bạn học hỏi được thêm rất nhiều kĩ năng cũng như tăng cường bản lĩnh để đối đầu với những điều khó khăn hơn ở trong công việc sắp tới mà ứng viên đang mơ ước.
Các kỹ năng trong CV xin việc
Đối với phần các kỹ năng trong CV tiếng Việt, ứng viên chỉ nên đưa các kĩ năng có liên quan tới công việc như:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Thuyết phục (đối với CV nhân viên kinh doanh)…
hoặc những kỹ năng đặc thù của công việc mà bạn có nhưng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển là đủ. Ví dụ:
- Kỹ năng lập trình web,
- Kỹ năng thiết kế (đối với CV xin việc IT)…
Ngoài ra, nên đưa những kỹ năng đặc biệt giúp bạn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng như:
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng làm việc nhóm và khả năng tương tác…
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Với mục điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV xin việc, các ứng viên nên thành thật với các điểm yếu của bản thân, đừng ngại thừa nhận với nhà tuyển dụng không chỉ trên mẫu CV mà còn là ở cả trong vòng phỏng vấn. Ai cũng có điểm yếu của mình nhưng nếu bạn biết mình ở đâu và có cách khắc phục thì chuyện gì cũng sẽ thành công
Sở thích trong CV
Nếu muốn điền thông tin cho mục sở thích, trước hết, ứng viên cần trả lời các câu hỏi như sau:
- Bạn thường xuyên làm gì vào những thời gian rảnh?
- Bạn đam mê điều gì?
- Sở thích của bạn là gì?
- Sở thích có đem lại cho bạn kỹ năng nào?
- Bạn có đang học những gì mới lạ từ sở thích hay không?
Nếu tận dụng tốt, mục sở thích trong CV sẽ giúp bạn nêu được một cái gì đó thú vị về bản thân, tạo điểm nhấn trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cần cân nhắc mức độ hợp lý của nó khi liên đới tới những vị trí đang ứng tuyển hiện tại, đặc biệt là công việc và văn hóa của công ty mới.
Không nên liệt kê quá nhiều sở thích hay hoạt động mà không nhằm mục tiêu gì. Hãy nhớ rằng, dù nhà tuyển dụng có người thích chi tiết, có người thích tổng quan, có người yêu cầu sự chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung, họ không thể ghi nhớ quá nhiều thông tin trong mỗi bản CV của ứng viên mà cần có điểm nhấn quan trọng nhất gây ấn tượng đọng lại.
Vì thế, chỉ nên sử dụng sở thích cá nhân như một phương thức bổ sung những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn chưa thể đề cập tới ở phía trên.
Trình độ học vấn trong CV xin việc
Ứng viên cần chỉ ra thông tin cần thiết là bằng cấp, trường lớp, chuyên ngành và niên khóa tốt nghiệp, cũng như các văn bằng, khóa học bên ngoài mà bạn đã tham gia học tập, để nhà tuyển dụng có thể cân nhắc.
Nguyên tắc khi liệt kê về trình độ học vấn chính là giữ “tính chân thật”. Thay vì vẽ ra một kết quả hào nhoáng nhưng không tồn tại thì bạn nên cung cấp các thông tin chính xác nhất có thể. Cần biết rằng, nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để nhanh chóng kiểm tra tính xác thực của thông tin. Với một ứng viên dối trá, họ không ngại mà loại thẳng tay bản CV của bạn vào thùng rác.
Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có – nên đưa vào mẫu CV xin việc)
Với phần này, các ứng viên chỉ cần nêu ra những chứng chỉ liên quan tới công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích trong những công việc chuyên môn là được.