"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Hiểu được mục đích câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra câu trả lời phù hợp!
Nếu ví kỳ thi đại học là vòng thử thách cam go đầu tiên để bước ra cuộc đời thì phỏng vấn ứng tuyển chính là vòng thử thách đầy kịch tích thứ hai mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải trải qua để trưởng thành và lao vào cuộc sống. Đặc biệt là bạn phải đối mặt với 1001 câu hỏi phỏng vấn khó từ nhà tuyển dụng. Vậy bạn có tự tin rằng mình có thể chưa trả lời hết chưa?
Thành tích lớn nhất bạn đã từng làm được trước đây là gì?
Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn này, thực chất nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá về sự khiêm nhường của bạn. Nếu bạn quá khoe khoang, bạn có thể bị loại ngay lập tức. Điều nhà tuyển dụng muốn nghe thực chất không phải là những thành tích trước đây của bạn vì đó đều là những thứ vốn không liên quan đến công việc của doanh nghiệp họ hướng đến. Bạn có thể nói về thành tích của mình nhưng lưu ý ở mức độ hạn chế, tránh phóng đại quá mức. Đặc biệt, đừng thổi phồng những cống hiến của bạn cho công việc cũ mà chỉ nên nói về thực lực bản thân.
Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?
Sau khi bạn vượt qua được các câu hỏi phỏng vấn cơ bản về kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi này để tạo cơ hội cho bạn làm nổi bật bản thân hơn trước các ứng viên cùng năng lực khác. Bạn phải thể hiện rằng mình có đầy đủ tố chất để đảm nhận vị trí đó nhưng đừng thể hiện thái quá để giành sự chú ý của họ. Hãy mạnh dạn lên những gì bạn đã chuẩn bị cho công việc bạn ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Đây là câu hỏi phỏng vấn truyền thống “muôn thuở” của nhà tuyển dụng nhưng ứng viên rất ngại trả lời. Nếu nhỡ nói cao quá thì ứng viên sợ bị loại nhưng nếu nói thấp quá lại cảm thấy thiệt thòi. Thực chất, quyết định mức lương không phụ thuộc vào câu trả lời của bạn mà quyết định ở cách bạn thể hiện suốt buổi phỏng vấn và năng lực của bạn thể hiện cho họ thấy. Với câu hỏi này, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời “mở”. Ví dụ như, tôi hy vọng mức lương phù hợp với năng lực hiện tại của bản thân và xứng đáng để tôi cống hiến cho công ty lâu dài.
Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?
Nhiều ứng viên khi phỏng vấn chỉ nhằm mục đích tham khảo, phỏng vấn back-up… nên gây tốn thời gian cho nhà tuyển dụng. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra câu hỏi này để xem bạn có thực sự quan tâm đến công ty, vị trí công việc ứng tuyển hay không. Do đó, câu trả lời của bạn phải thể hiện đúng trọng tâm tính chất công việc ứng tuyển, bản chất ngành nghề theo đuổi cũng như thông tin của công ty như doanh thu, văn hóa.
Lý do nghỉ việc hoặc thay đổi công việc của bạn?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu xem bạn có thực chất phù hợp với văn hóa nơi công ty họ. Bạn nên nhớ đây không phải lúc để bạn phàn nàn khi nhớ lại công ty cũ về lương thưởng hay những bất công. Điều này vô tình sẽ khiến hình ảnh bạn trong mắt nhà tuyển dụng trở nên xấu đi vì tính kể lể. Bạn hãy trả lời bằng thái độ tích cực nhất và trân trọng những kinh nghiệm công ty cũ mang đến nhưng bạn cần phát triển tại nơi có chuyên môn phù hợp với năng lực hơn.
Bạn dự định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không?
Khi đặt thẳng vào câu hỏi này, người phỏng vấn muốn nghe về sự nghiêm túc của bạn chứ không phải những lời sáo rỗng, không có lập trường hoặc trả lời dập khuôn trả lời để kiếm việc. Bạn nên chia sẻ rõ ràng về định hướng phát triển của bản thân trong tương lai và hiện tại. Và hãy nhấn mạnh rằng vị trí hiện tại bạn đang ứng tuyển đang là điều bạn muốn hướng đến và dành thời gian cống hiến làm việc tối đa.
Bạn coi trọng điều gì hơn giữa tiền và công việc?
Câu hỏi phỏng vấn nghe qua có vẻ không liên quan đến chuyên môn công việc nhưng thực tế nhà tuyển dụng đang muốn biết cách bạn quản lý cuộc sống của mình. Thực tế, nhà tuyển dụng không phải việc bạn chọn cái gì, mà là cách bạn làm gì để đạt được tiền cũng như hoàn thành công việc.
Bạn nghĩ mình có gì để hoàn thành được công việc chúng tôi giao?
Câu hỏi phỏng vấn này không quá lắt léo nhưng bạn cũng nên dè chừng để trả lời cho tốt. Tất nhiên, bạn phải khẳng định mình sẽ hoàn thành công việc được giao nhưng dưới sự hướng dẫn của họ chứ bạn không phải “tự lực cánh sinh”. Bên cạnh việc nêu ra các ưu điểm về kỹ năng, kinh nghiệm để phù hợp với công việc, bạn cũng nên ngỏ ý rằng rất mong muốn được công ty/người quản lý hướng dẫn, chỉ dạy để làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thật khiêm nhường và hiểu chuyện.
Nếu sếp làm sai, bạn sẽ làm gì?
Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn khó này, nhiều ứng viên dè dặt khi trả lời là sẽ phản hồi và góp ý trực tiếp với sếp nhưng sự thật là các công ty đánh giá rất cao sự góp ý xây dựng của nhân viên cho sự phát triển chung. Ai cũng có khó tránh những sai sót trong quá trình làm việc nên bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn trả lời rằng mình sẽ đưa ra quan điểm và góp ý chân thành. Tuy nhiên, hãy nhấn mạnh rằng, phản hồi của bạn thân là vì lợi ích chung của tập thể.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?
Câu hỏi này thường được đặt ra cuối buổi phỏng vấn khi nhà tuyển dụng dường như vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn bởi bạn hoặc muốn xem bạn có đang hiểu rõ công việc bản thân đang ứng tuyển hay không. Do đó, đừng mặc nhiên trả lời là không mà bạn có thể tự tin đặc các câu hỏi thắc mắc về công việc như KPI đặt ra, cơ cấu tổ chức…. Nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ và cũng đánh giá cao bạn hơn.