HR (Human Resource) là thuật ngữ để chỉ các thành viên trong doanh nghiệp lẫn những người phụ trách các hoạt động liên quan tới quản trị nguồn nhân lực. Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng trong thập niên 60 của thế kỷ 20 khi các công ty bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của nhân lực trong quá trình hình thành và phát triển của mình.
Từ đây, những khía cạnh có liên quan tới HR như: tạo động lực, nghiên cứu hành vi tổ chức, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên bắt đầu được xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Quản trị nguồn nhân lực – HR là gì?
Quản trị nguồn nhân lực (HR management) là thuật ngữ dùng để chỉ những chiến lược giúp quản lý và phát triển các thành viên đang làm việc trong doanh nghiệp.
Những thuật ngữ khác như personnel management hay talent management trong tiếng Anh đều có hàm ý tương đồng với HR management. Chỉ có một chút khác biệt trong các thuật ngữ nói trên: HR management là từ dùng để chỉ hoạt động quản lý nguồn nhân lực nói chung.
Talent management là hoạt động quản lý nguồn nhân lực cấp cao (giám đốc, quản lý, trưởng phòng,…). Personnel management tương đương với việc quản trị nhân sự cấp thấp hơn (như nhân viên các phòng ban, người lao động bình thường,…).
Những công việc chính của HR
Thông thường, các chức danh liên quan tới quản trị HR có thể bao gồm: Chuyên viên nhân sự, chuyên viên hành chính nhân sự, headhunter (săn nhân tài), chuyên viên tổ chức đào tạo nội bộ, chuyên viên tư vấn tổ chức, chuyên viên phân tích nhân sự,…
Những công việc chính của HR – Quản trị nguồn nhân lực bao gồm như sau:
- Tổ chức tuyển dụng nhân sự
- Quản lý vấn đề lương thưởng, phụ cấp, bảo hiểm.
- Tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực.
- Xây dựng các hoạt động gắn kết các mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của người nhân viên quản trị HR
Người nhân viên thực hiện các công việc quản trị nhân lực có nhiệm vụ lên kế hoạch và triển khai các chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Với phần lớn các doanh nghiệp, bộ phận quản trị nguồn nhân lực thường chịu trách nhiệm cho các công việc như:
- Giám sát hoạt động tuyển dụng, tuyển chọn và xây dựng chính sách thăng tiến nhân lực.
- Xây dựng và quản lý chế độ lương thưởng, phúc lợi và đãi ngộ nguồn nhân lực.
- Tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ giúp nâng cao năng lực của nhân viên.
- Đề ra chiến lược định hướng về nguồn nhân lực.
- Cung cấp nội quy, các bộ quy tắc trong doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp xảy ra các vấn đề, sự cố liên quan tới nguồn nhân lực (như tai nạn lao động,…).
Nói ngắn gọn, những vấn đề mà người quản trị nhân lực cần quan tâm là:
- Quan tâm tới vấn đề hiện tại của nguồn nhân lực: lương, thưởng, hiệu suất làm việc,…
- Giám sát và tổ chức hoạt động tuyển dụng nhân lực mới. Đảm bảo nhân viên mới hòa nhập nhanh với văn hóa của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tách biệt các vấn đề về nhân lực và các hoạt động quản trị văn phòng khác (như thiết kế không gian làm việc, quản lý tài liệu,…).
- Đảm bảo nhân lực trong công ty hài lòng với công việc, cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của người quản trị HR trong doanh nghiệp
Người quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của anh ta là phải đảm bảo nguồn tài nguyên quý giá nhất đối với mỗi tổ chức – nguồn nhân lực – được ươm mầm và phát triển kỹ năng trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Đồng thời, người nhân lực đó cũng phải tuân thủ, chấp hành nội quy công việc, có thái độ tích cực, hòa đồng với các thành viên khác.
Ngày nay, người quản trị nhân lực nắm giữ vai trò rộng lớn hơn tôn chỉ đặt ra ban đầu dành cho họ.
Người HR tập trung nhiều vào các công việc mang tính chiến lược với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả của các chiến lược về nhân sự cần phải rõ ràng và có thể đo lường được.
Sự thay đổi về vai trò của bộ phận HR trong doanh nghiệp đã được tờ tạp chí Forbes lý giải trong một bài nghiên cứu vào năm 2014. Theo đó, một người quản trị thành công cần phải đóng vai trò như “một doanh nghiệp chuyên xử lý các vấn đề về nhân lực”, không phải là một “người chuyên về nhân lực đi đặt ra các lời khuyên giải quyết vấn đề”.
Điều này cho thấy, người HR cần phải tự mình trau dồi các kiến thức liên quan tới kinh doanh để ứng dụng vào thực tế. Việc chỉ tập trung vào học hỏi những kiến thức về nhân sự hành chính đơn thuần là chưa đủ.
Làm thế nào để trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi?
Để trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi, bạn cần nắm vững 5 phẩm chất sau:
- Hiểu rõ và định hướng tổ chức đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.
- Có khả năng chiêu mộ nhân lực tài giỏi nhất.
- Hiểu và tận dụng điểm mạnh trong mỗi người nhân lực để phát triển họ.
- Tạo ra những phương tiện cần thiết giúp người nhân lực có thể bứt phá năng lực.
- Có các công cụ để kiểm soát và đo lường hiệu quả các chiến lược đã đề ra.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về HR, các công việc vai trò và nhiệm vụ mà 1 người HR phải thực hiện.
Nguồn Internet