Các doanh nghiệp Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực chạy Adwords trên các nền tảng số mạnh mẽ như Google, Facebook, Zalo, Youtube,...
"Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng cao trong kỷ nguyên số dẫn đến việc thu hút và giữ chân nhân tài gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nhân lực có chuyên môn công nghệ về lĩnh vực Marketing dẫn đến sự mất cân đối về mức lương trên thị trường và tiềm ẩn nguy cơ nhóm nhân lực có chuyên môn không còn là xu hướng sẽ thất nghiệp hoặc được trả mức lương thấp hơn" - ông Gaku Echizenya, Tổng Giám đốc của Navigos Group, chia sẻ tại buổi công bố "Báo cáo thị trường nhân lực ngành CNTT năm 2019" mới đây.
Mức lương có sự phân hóa
Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Khối thịnh vượng chung về nền kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam cho thấy trong năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu nhân lực CNTT. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ đám mây, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và công nghệ Blockchain. Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm internet vạn vật, quy trình kinh doanh và gia công phần mềm CNTT… cũng được các doanh nghiệp (DN) tuyển dụng, dặc biệt trong ngành thương mại điện tử và marketing thì các nguồn nhân lực CNTT đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ tốc độ và mức độ lan tỏa tới mọi người ở mức cực kỳ nhanh và độ hiệu quả mà các doanh nghiệp đang khao khát tìm được những nhân tài CNTT về giúp sức phát triển doannh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như các nhà tuyển dụng trên toàn châu Á đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên CNTT đủ điều kiện để lấp đầy các vị trí tuyển dụng. Nguyên nhân do mức lương các DN trả cho ứng viên không như họ mong đợi. Điều này thể hiện rõ qua khảo sát về mức lương đang được nhận và mức lương mong đợi theo cấp bậc của nhân viên CNTT do Navigos Group thực hiện. Kết quả cho thấy hầu hết người tham gia khảo sát đều cho rằng họ đang nhận được mức lương không đúng như mong đợi. Mức chênh lệch thấp nhất vào khoảng 300 USD và cao nhất vào khoảng 1.000 USD. Cụ thể như nhóm kỹ sư cấp quản lý tại TP HCM mong đợi mức lương 2.625 USD nhưng thực nhận là 1.550 USD, tức đang chênh lệch khoảng 1.075 USD; nhóm kỹ sư Front-end tại Hà Nội mong đợi mức lương 1.385 USD nhưng đang nhận mức lương 635 USD, tức chưa bằng 1/2 so với mong đợi và chênh đến 750 USD; tương tự trường hợp chỉ nhận lương chưa bằng 1/2 so với mong đợi là nhóm kỹ sư ngôn ngữ JavaScript với mong đợi là 1.555 USD và thực tế đang nhận 725 USD.
Định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên
Hiện nay, để thu hút nhân lực CNTT, các DN áp dụng nhiều chính sách như thưởng lương tháng 13; thưởng Tết và thưởng theo dự án… cho nhân viên. Ông Gaku Echizenya cho biết có đến 59% nhân lực ngành CNTT chưa nhận được chế độ lương làm thêm ngoài giờ. Bên cạnh đó, chỉ 40% nhân lực CNTT cảm thấy "tạm hài lòng" và 8% "hoàn toàn hài lòng" với chế độ thưởng hiện tại, số còn lại cảm thấy bình thường và không hài lòng ở mức độ khác nhau. Nhóm không hài lòng chiếm 20% cho biết lý do bởi "mức lương, thưởng quá thấp" và "quá ít loại thưởng". Đặc biệt, 60% nhân lực cho biết sẽ chuyển việc trong 6 tháng tới. Nguyên nhân chính được người tham gia khảo sát đưa ra lần lượt là: Muốn có mức lương cao hơn (chiếm 47%); muốn thăng tiến (chiếm 15%) và muốn làm mới môi trường làm việc (chiếm 10%). Song song đó, có đến 59% nhân lực ngành CNTT cho biết chưa nhận được chế độ lương làm thêm ngoài giờ.
Ông Gaku Echizenya nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thấy mức lương, thưởng và chế độ lương làm thêm ngoài giờ cần được DN cải thiện tốt hơn nhằm đáp ứng mong đợi của người lao động. Đối với những chuyên môn công nghệ mới, DN có thể chủ động đào tạo cho những nhân tài tiềm năng nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm, đồng thời tạo cơ hội việc làm mới cho những nhóm nhân lực có chuyên môn không còn là xu hướng. Ngoài ra, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn, DN có thể cân nhắc, cải thiện môi trường làm việc phù hợp với đặc thù của người làm công nghệ, định hướng sự phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho mỗi nhân viên, đẩy mạnh hơn các hoạt động gắn kết và thương hiệu nhà tuyển dụng".