Bạn dùng một mẫu email ứng tuyển duy nhất cho các công ty khác nhau
Việc này có thể tiết kiệm thời gian của bạn đôi chút nhưng vô tình khiến cho hồ sơ của bạn bị lãng quên không thương tiếc. Đừng vì tiết kiệm một vài phút viết email mà bỏ đi vô số cơ hội nghề nghiệp của mình. Với mỗi công ty, bạn nên nghiên cứu kỹ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, văn hoá công ty và viết email sao cho phù hợp. Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng bạn hoàn toàn nghiêm túc với công việc này và sẽ thể hiện tốt nhất cho công việc đó, nếu bạn hời hợt với email ứng tuyển thì nhà tuyển dụng cũng sẽ hời hợt lại với bạn thôi.
Bạn không phản hồi email của nhà tuyển dụng ngay
Các nhà tuyển dụng thường có cảm tình với những ứng viên nhanh chóng phản hồi thư của họ. Đừng nghĩ rằng trả lời email của nhà tuyển dụng quá sớm sẽ khiến bạn có vẻ “mất giá”. Ngược lại, phản hồi thư nhanh chứng tỏ rằng bạn thật sự đam mê và mong muốn công việc này.
Bạn dùng câu cú lủng củng, ngữ pháp lộn xộn
Hẳn bạn sẽ không muốn bị nhà tuyển dụng đánh giá mình là “cẩu thả, không chuyên nghiệp” khi không viết hoa tên riêng, dùng những câu văn quá dài, không chủ ngữ vị ngữ... Hãy đọc lại nhiều lần, thậm chí mang cho những người bạn thân của bạn cùng đọc để chắc chắn rằng mọi người đều không còn thấy lỗi sai trong CV của bạn. Như vậy bạn sẽ có thêm cơ hội phỏng vấn nhờ sự chỉn chu và tác phong chuyên nghiệp của mình đấy.
Bạn đánh vần sai tên công ty
Bạn cảm thấy thế nào khi một người đánh vần sai tên bạn? Đừng đem lại cảm giác tương tự cho nhà tuyển dụng nhé.
Bạn dùng ký hiệu cảm xúc
Ký hiệu cảm xúc chỉ dành trong trao đổi với bạn bè, những mối quan hệ thân mật. Vì thế trong các thư từ trao đổi chuyên nghiệp, bạn nên tuyệt đối tránh những ký hiệu này.
Lời kết: Hàng ngày, nhà tuyển dụng phải đọc cả trăm email và CV ứng tuyển. Nếu bạn gửi cho họ một email hời hợt, họ sẽ cảm thấy không được trân trọng và bạn có thể vụt mất cơ hội của chính mình. Hãy chuẩn bị kỹ CV, viết email thật chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng sẽ nóng lòng gọi ngay cho bạn thôi!