KỸ THUẬT HEADHUNTING ( Phần 1)

10/04/2021 02:04:45 PM

    Kỹ thuật headhunt theo cá nhân tìm hiểu hiện tại là 1 kỹ thuật đánh nhỏ lẻ và có tính tập trung. Đặc biệt hiệu quả với các vị trí senior trở lên, khá hạn chế với các bạn fresher.

    Tại sao mình lại nói như vậy, vẫn theo kinh nghiệm cho thấy, mức độ bảo mật thông tin của các bạn sinh viên và sinh viên mới ra trường trên các phương tiện hay công cụ trong kỹ thuật headhunt sau đây là khá hạn chế. Các bạn thường được các thầy cô dạy rằng, thông tin của mình quý giá và cần bảo mật hay các bạn thường xuyên cảm thấy phiền khi bị nhiều nhà tuyển dụng săn đón và nhiều trường hợp chưa được tiếp cận hay biết đến một số trang web có thể tự rao bán bản thân mình. Còn những người đi làm lâu năm, có định hướng rõ ràng và có xu hướng tìm kiếm cơ hội tốt hơn bằng một cách nào đó sẽ dễ dàng công khai một vài thông tin của mình hơn và chờ đợi cơ hội. Điển hình là mình rất dễ tìm kiếm các hồ sơ có kinh nghiệm trên LinkedIn, các bạn fresher thì ít gặp hơn rất nhiều.

    Vậy lời khuyên rút ra cho nhà tuyển dụng khi đọc post này là: nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tuyển mass/ tuyển hàng loạt thì đây chưa phải là giải pháp tốt.

    Lời khuyên cho các bạn ứng viên là: trao thông tin là trao cơ hội, đừng để vuột mất cơ hội ngàn vàng, được headhunt săn đón có nghĩa giá trị của bạn đã được nâng lên trong mắt nhà tuyển dụng.

    Vào phần chính thôi!

    Kỹ thuật headhunt có rất nhiều phần, mình chỉ xin phép chia sẻ trước về 2 phần luôn được quan tâm nhất là sourcing và interview.

    Các kiến thức này mình sẽ cập nhật dần dần nhé!

    PHẦN 1- SOURCING

    Trong phần 1 này, mình sẽ giới thiệu về kỹ thuật sourcing và các công cụ hỗ trợ sourcing miễn phí (khoá này trước mình học là mất tiền đó nha :]]]). Mời các bạn xem qua outline ở các mục đánh số 1-4. Các phần chưa có nội dung là các phần sẽ được cập nhật sau. Mỗi ngày một ít nhé 😀

    1. Boolean

    Đây không phải là một kỹ thuật mới, mình xin phép được chia sẻ kỹ hơn về cách dùng boolean search. Boolean thực chất như một phễu lọc dữ liệu, sử dụng các “dấu” boolean sẽ giúp các kết quả tìm kiếm được tối ưu hơn.

    Ta vẫn dùng boolean nhiều nhất trên LinkedIn và Google. Dưới đây là các dấu boolean hay được sử dụng

    - AND

    Các bạn lưu ý là các từ này đều được viết in hoa nhé. Sử dụng AND để tìm ra các trang chứa nhiều từ khoá thông tin hơn.

    Ví dụ: C/C++ AND Java.

    - OR

    Nhằm tìm kiếm các trang có chứa một trong các thông tin được đề xuất.

    Ví dụ: C/C++ OR Java.

    - NOT

    Nhằm loại trừ các trang có chứa thông tin này.

    Ví dụ: C/C++ OR Java NOT Hanoi.

    - “ “ (dấu ngoặc kép)

    Nhằm tìm kiếm các trang có chứa cụm từ này (đối sánh cụm từ).

    Ví dụ: “Game Designer” OR “Level Designer”.

    -( ) - Dấu ngoặc tròn

    Để thể hiện một tập hợp con liên quan đến nhau trong một tìm kiếm. Bạn cứ tưởng tượng như dấu +-x/ của mình mà có thêm dấu ngoặc tròn là được.

    Ví dụ: (C/C++ OR Java) AND “developer” NOT “Hanoi”.

    -* (dấu sao)

    Nhằm thể hiện một phần mở rộng trong tìm kiếm. Thường đại diện được cho từ 0-5 từ.

    Ví dụ: Develop* (tìm kiếm ra các trang có chứa developer, development, developing).

    Bạn có thể dễ dàng thấy, trong kỹ thuật này, chỉ có 1% hiệu quả đến từ việc bạn biết các dấu boolean, còn 99% hiệu quả còn lại là do bạn tìm được keywords phù hợp.

    Ví dụ, trước kia mình tìm một vị trí kế toán người Đan Mạch, yêu cầu biết tiếng Đan Mạch, vậy dãy boolean mình có, có thể như sau: (“Denmark” OR “Denish”) AND “accountant”.

    Mình tìm bạn này trên LinkedIn và kết quả trả về rất là ít luôn, cảm tưởng như người Đan Mạch không làm kế toán thì phải :))

    Sau mình phát hiện ra 2 điểm, thứ nhất nếu mình tìm kế toán bậc cao 1 tí mình có thể dùng từ “controller”, thứ 2 mình có thể chuyển các keyword của mình sang tiêng Đan Mạch, thay vì “Accountant” thì mình dùng là “revisor”.

    Trên đây là một ví dụ để chứng tỏ, kỹ thuật là 1 chuyện, áp dụng lại là một chuyện khác. Ở phần 4, mình sẽ giới thiệu cho bạn về một trang web hỗ trợ gợi í từ khoá nhé!

    Và một lưu ý nho nhỏ rằng, bạn nào xài LinkedIn search nhiều sẽ bị chặn và hạn chế ra kết quả đó. Kinh nghiệm là hãy search từ google.

    Tiếp theo mình sẽ chia sẻ thêm một phần về cách sử dụng boolean search trên google để cho ra các kết quả trên linkedIn và một số trang khác.

    Các bạn sử dụng cấu trúc sau:

    site:[trang cần tìm kiếm] [đoạn boolean cần search ở trên]

    Cấu trúc thì đơn giản như thế này thôi!

    Ví dụ: Bạn muốn tìm kiếm 1 ông developer ở Linkedin Việt Nam xài C++ hoặc Java chẳng hạn, ta có thể có đoạn keyword search như sau:

    site: linkedin.com ((C++ OR Java) AND "Developer")

    Thử search xem có ra không nhé 😉

    Chúc các bạn thành công với kỹ thuật đầu tiên!

    2. Bạn đã dùng LinkedIn một cách tối ưu chưa?

    Sau phần chia sẻ về boolean, mình muốn gửi lời cảm ơn đến người giới thiệu cho mình kỹ thuật này và đưa mình đến việc tìm hiểu kỹ hơn là anh Kiếm Nguyễn. Nếu bạn làm trong nghề HR, chắc hẳn sẽ biết đến ảnh rất rõ. Còn có 1 ví dụ mình đề cập đến kế toán người Đan Mạch thì mình được trải nghiệm ở Harvey Nash. Mình viết rõ ràng ra như thế này, để các bạn có cơ hội chọn lựa nơi học tập và trải nghiệm nhiều hơn. Kiến thức mình viết ra đây cũng từ trải nghiệm bản thân mà ra 🙂

    Tiếp nối phần boolean, bạn sẽ tự hỏi rằng mình sẽ làm gì với những profile đã tìm được trên linkedIn?

    Tiếp cận ngay thôi?

    Tất nhiên rồi! Tuy nhiên, cũng cần để ý thêm 1 chút. Nếu bạn tìm được 1 profile trên Linkedin, đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ tìm được nhiều profile liên quan.

    Bạn để ý, mỗi profile mở ra, bên tay phải màn hình thường hiện ra các cá nhân khác cũng vừa xem profile này. Thường những người xem profile của nhau, một là đồng nghiệp trong ngành, 2 là recruiter. Vậy, dựa vào đây, mình có thể tiếp cận những profile khác có cùng đặc điểm mà không cần phải qua search lại một lần nào nữa.

    Tiếp theo, khi mở profile của một cá nhân, trước khi gửi yêu cầu kết nối. Bạn thử tìm xem một lượt, xem ứng viên của mình có để lại contact liên hệ không. Có 2 nơi để kiếm contact liên hệ. 1 là phần giới thiệu ở đầu profile, thông thường các bạn sẽ có để link CV hay sđt hoặc email nếu đây là một profile cực kỳ cởi mở. 2 là bên góc phải profile, có 1 mục thông tin liên hệ, thông thường ta sẽ tìm được email or số điện thoại của các bạn ấy ở đây. Mình đang dùng điện thoại để viết nên không có hình minh hoạ rõ ràng cho các bạn được. Các bạn chịu khó mò mẫm thêm nhé.

    Có một điều thú vị nữa là, bạn sẽ tìm được rất nhiều profile cởi mở ở trên linkedin. Dựa trên đặc điểm này, bạn có thể sử dụng từ khoá “looking for a job” AND “[Vị trí cần tìm]”, bạn sẽ thấy nhiều điều bất ngờ lun 😀

    Còn câu hỏi làm sao để LinkedIn của bạn được chú ý nhiều hơn? :)) Câu này thì mình nhường lại cho nhiều bạn, đang làm tốt hơn mình. Các bạn có thể tham khảo thêm các LinkedIn được nhiều lượt view và like để đúc rút ra kinh nghiệm cho mình nhé. Mình chỉ có 1 tip nho nhỏ dành cho các bạn trong phần này, đó là nếu khi cần, các bạn hãy kích hoạt LinkedIn premium của các bạn lên. Mình được dùng miễn phí một tháng và được xài miễn phí 1 lần/năm. Nếu các bạn dùng LinkedIn cá nhân thì hãy dũng ưu đãi nãy vào những dịp đặc biệt nhé 😉

    Nếu bạn đã sử dụng Premium Linkedin rồi thì cũng đừng lo lắng. Khi bạn gửi yêu cầu kết bạn với một ai đó, Linkedin thường sẽ hỏi bạn gửi ngay lập

    tức hay là gửi đính kèm note. Bạn nên chọn gửi đính kèm note để có thể gửi 1 tin nhắn đến ứng viên nhé. Ứng viên sẽ nhận được lời mời kết bạn của mình kèm theo một dòng tin nhắn nho nhỏ. Như vậy, sẽ giúp cho việc tiếp cận ứng viên một cách lịch sự, có thể dễ dàng và đáng trân trọng hơn 🙂

    Phần này mình nói chay thôi. Chủ yếu là cách các bạn trải nghiệm nha ^^ Chúc các bạn luôn làm việc hiệu quả với LinkedIn nhé ^^

    3. Jobsites

    4. Recruitment tools

    5. Các nguồn sourcing khác

    6. Headhunting 

    Nguồn Trang Trần  (Charlie)