Checklist của nhân viên “nhà người ta”

20/06/2021 04:06:40 AM

    Có những người làm việc gì cũng hoàn thiện ở mức đạt chuẩn trở lên, luôn được sếp ưu ái giao cho các trọng trách. Có thể bạn không phải người có tham vọng làm lãnh đạo, nhưng bạn cũng có thể học hỏi được ít nhiều từ checklist của “nhân viên gương mẫu” đấy.

    Bạn đã bao giờ ngồi trong một buổi lễ tổng kết năm, xem đồng nghiệp nhận giải “Nhân viên của năm” và tự hỏi: “Họ làm cách nào thế nhỉ?”

    Rõ ràng mỗi công ty sẽ có tiêu chí riêng cho danh hiệu này nhưng có một số đặc điểm chung mà hầu như “nhân viên gương mẫu” nào cùng có. Thử tham khảo checklist của một “nhân viên gương mẫu” tiêu biểu và xem bạn làm được bao nhiêu trong số đó nhé.

    Kỹ năng giao tiếp

    1. Có kỹ năng giao tiếp tốt, truyền đạt mong muốn cá nhân một cách khéo léo, không áp đặt.

    2. Giao tiếp hiệu quả ở nhiều cấp độ khác nhau trong công ty.

    3. Tiếp thu, đưa ra phản hồi mang tính xây dựng; giải quyết tốt các tình huống nhạy cảm.

    4. Truyền đạt ý tưởng và quan điểm của mình rành mạch, rõ ràng cho đồng nghiệp, cấp trên, đối tác.

    5. Chia sẻ thông tin một cách minh bạch với đồng nghiệp vì sự thành công của cả nhóm.

    6. Giao tiếp với khách hàng hiệu quả, thuyết phục.

    7. Luôn khích lệ đồng nghiệp khi họ làm tốt.

    Hiệu quả công việc

    8. Yêu thích công việc.

    9. Coi trọng công việc.

    10. Không ngại tham gia vào các nhiệm vụ thử thách.

    11. Đạt chỉ tiêu/ mục tiêu trong công việc.

    12. Cắt giảm chi phí/ thiệt hại cho công ty.

    13. Luôn thử thách bản thân để cải thiện hiệu quả.

    14. Sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp trong tình huống khó khăn.

    Tín nhiệm

    15. Không bao giờ hứa suông, nói là làm.

    16. Hoàn thành công việc trước deadline.

    17. Không trì hoãn và có kỹ năng quản lý thời gian tốt.

    18. Luôn lên kế hoạch và ưu tiên các cuộc họp với khách hàng, đồng nghiệp.

    19. Luôn đúng giờ và bắt đầu ngày mới với sự nhiệt tình và tích cực.

    20. Không ngại hỏi ý kiến cấp trên bất cứ khi nào cần thiết.

    21. Tuân thủ các quy trình gửi email khi trả lời khách hàng và đồng nghiệp.

    Ứng xử với khách hàng

    22. Có thể xử lý tốt khách hàng giận dữ và khó tính.

    23. Tích cực lắng nghe khách hàng để hiểu quan điểm của họ.

    24. Luôn cập nhật cho khách hàng về chương trình khuyến mại và sản phẩm mới nhất.

    25. Đạt được điểm số cao trong các cuộc khảo sát dịch vụ khách hàng.

    26. Nỗ lực liên tục để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

    27. Luôn thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu tâm lý và quan điểm của họ.

    Đổi mới và sáng tạo

    28. Liên tục tìm cách cải thiện quy trình làm việc.

    29. Có những ý tưởng đã thành công, thể hiện sự sáng tạo.

    30. Chú ý đến tiểu tiết và luôn suy nghĩ thấu đáo khi tìm kiếm giải pháp.

    31. Làm việc nhóm hiệu quả để đưa ra ý tưởng mới.

    32. Giải quyết được khó khăn, thách thức.

    33. Cố gắng nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của mọi người và tìm ra giải pháp có lợi cho tất cả.

    34. Có thể thích ứng với tình huống khó khăn một cách nhanh chóng và sẵn sàng đón nhận cơ hội.

    Phát triển bản thân

    35. Có mục tiêu phát triển bản thân.

    36. Thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và áp dụng chúng vào công việc.

    37. Coi công việc là một cách phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng.

    38. Liên tục tìm kiếm cơ hội kết nối với đồng nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

    39. Có kế hoạch dài hạn cho tương lai và đang từng bước đạt được mục tiêu.

    40. Học hỏi nhanh, thích ứng nhanh với thay đổi.

    41. Tò mò và có xu hướng tìm hiểu những điều mới mẻ.

    42. Nhận thức rõ yếu điểm của bản thân và luôn tìm cách cải thiện.

    43. Biết ưu điểm của mình và tiếp tục phát huy, củng cố.

    44. Hiểu rằng mình không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, nhưng sẵn sàng cải thiện các mối quan hệ.

    Kết luận

    Trong tiếng Anh có câu: “too good to be true” – tạm dịch là “Quá tốt đến mức không thể có thật”. Nhiều người sau khi đọc danh sách này có lẽ đã nghĩ: “Lấy đâu ra một nhân viên như vậy?!”.

    Những rõ ràng, trong thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, có nhiều nhân sự thực sự xứng đáng với danh hiệu “nhân viên của năm”. Bạn không cần phải trở thành bản sao của họ. Nhưng chí ít, hãy coi họ là một tấm gương sáng để học hỏi. Chưa nói đến việc bạn trở thành “nhân viên gương mẫu” tiếp theo, bạn hoàn toàn có thể cải thiện năng suất công việc của mình và ghi điểm với cấp trên khi học hỏi từ những ‘hình mẫu lý tưởng’ này.