Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết hành vi lạm dụng về vật chất. Nhưng lạm dụng về tâm lý lại vô cùng tinh vi khiến chúng ta khó phát hiện ra. Bài viết sau đây sẽ giải mã những bí mật thao túng tâm lý của đồng nghiệp xấu đối với chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để học cách tự bảo vệ mình nhé.
1. Hạ thấp đối phương
Chúng ta luôn nói không quan tâm đến nhận xét của người khác nhưng thực sự không phải vậy. Khi đạt được thành tích trong công việc, chúng ta luôn tự hào và muốn được công nhận năng lực của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự chúc mừng cho thành quả của bạn. Nếu điều này rơi vào tầm ngắm của kẻ xấu, họ sẽ sẵn sàng hạ bệ bạn chỉ vì ganh tỵ. Tình trạng này xuất phát từ lòng đố kỵ và họ không muốn chấp nhận cảm giác thấp kém hơn bạn. Sự ganh tỵ đã che mờ đi lý trí. Bạn đừng mong sẽ nhận được lời khen từ những kiểu người này.
Kiểu đồng nghiệp trên thường có xu hướng kéo ngang thành tích của bạn với họ. Đơn giản chỉ vì họ không chấp nhận sự thua kém của bản thân mình. Chắc chắn bạn sẽ nhận được những câu nói đại loại như : Ăn may thôi, Việc đó có gì khó đâu, … đây là những câu nói kinh điển chống chế khiến bạn cảm thấy thành quả mình đạt được không quá đặc biệt.
2. Chỉ trích cá nhân
Kiểu người liệt kê ra điểm yếu của bạn để chỉ trích được gọi là chỉ trích cá nhân. Bên cạnh những ý tốt như muốn bạn hoàn thiện bản thân hơn, đa phần chỉ trích cá nhân luôn đi theo chiều hướng tiêu cực. Hành vi này dù ít hay nhiều đều gây ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Mục đích chính của họ khiến bạn nản chí, xấu hổ và cảm thấy bản thân mình kém cỏi. Những đồng nghiệp xấu này đều có chung mô tuýp hành sự là tìm điểm yếu của mình để bới móc. Những câu nói kém duyên như : Sao em ngốc vậy ?, Tôi chưa từng thấy ai kém thông minh như em, người như em kéo tụt nhan sắc của cả phòng này,… được nhắc đi nhắc lại để hạ bệ bạn.
Hành động này không chỉ đơn thuần là xấu tính, đây còn được xem là bạo lực tâm lý. Bởi nó được lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy stress và buồn tủi. Từ đó, bạn có thể bị trầm cảm hay có cảm giác tự ti về bản thân mình.
Đối với kiểu đồng nghiệp này, bạn có thể phản đòn bằng cách hùa theo họ. Chẳng hạn như khi bị chê thừa cân làm ảnh hưởng đến mặt bằng chung nhan sắc của bộ phận, bạn có thể trả lời : Em không phải mập mà là béo phì. Khi họ chê bai mục đích chính khiến bạn nhụt chí. Nếu bạn hùa theo lời chê của họ chắc chắn đồng nghiệp đó sẽ không biết nên nói gì tiếp theo.
3. Tìm người gánh tội
Theo lẽ thường, bạn luôn nghĩ chẳng ai vô cơ muốn gài bẫy mình làm gì. Nhưng trường hợp tìm người gánh tội thay vốn không còn xa lạ gì nơi công sở. Nhất là khi nhận về công việc khả năng thất bại cao, họ sẽ cố đẩy dự án đó cho bạn. Khi thất bại ập đến như dự định, bạn chắc chắn sẽ là người phải gánh tội. Trường hợp này thường xảy ra với những người mới “chân ướt, chân ráo” vào làm việc. Bởi chưa quen việc và nhận thức hết vấn đề nên dễ dàng trở thành “ con chốt” thí mạng cho kẻ khác.
Nếu không rõ, hãy tìm cách tham khảo từ những đồng nghiệp gạo cội xung quanh để không rơi vào bẫy do kẻ xấu đặt ra nhé.
4. Thắp sáng đèn ga
Hành vi thao túng này xuất phát từ vở kịch cùng tên. Đây là thủ đoạn tinh vi thao túng nhận thức của nạn nhân. Chiêu thức này biến bạn từ kẻ bị hại thành người có lỗi. Bạn sẽ cho rằng những gì mình nghe thấy và đang tận mắt chứng kiến đều là ảo giác. Một khi bị rơi vào bẫy, bạn sẽ cho rằng mình đang làm sai mặc dù thực tế bạn đang là kẻ bị hại. Những kẻ thao túng này thường có xu hướng không dám đối mặt với sai lầm của bản thân. Từ đó, họ cố ra sức khiến bạn cảm thấy bạn mới là kẻ chủ mưu của tội lỗi, cụ thể như:
Do ảnh hưởng của dịch công ty cắt giảm bớt nhân sự. Để đảm bảo công việc vận hành trôi chảy, bạn buộc phải kiêm thêm công việc của người khác với điều kiện được tăng lương. Nhưng sau một tháng kiêm nhiệm, mức lương vẫn không thay đổi so với ban đầu. Để giải quyết khúc mắc, bạn đã trực tiếp gặp sếp và nhắc lại lời hứa trước đó. Nhưng thay vì giải thích hợp lý, sếp lại trách bạn không biết thông cảm và chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mình. Hành vi của sếp đang làm bạn cảm thấy khó xử vì đòi hỏi khi công ty vừa hoạt động lại sau dịch. Nhưng bạn hoàn toàn không làm sai gì cả, bởi đây là quyền lợi giao kèo đôi bên cùng có lợi. Sếp có thể giảm bớt chi phí cho lương hưởng, bạn được tăng thêm thu nhập. Trong trường hợp này, nếu “tâm lý yếu” sẽ dễ dàng bị dẫn dắt và cảm thấy bản thân có lỗi khi đòi hỏi vào thời điểm nhạy cảm này.
Ví dụ trên là một điển hình cho hành vi thao túng suy nghĩ của người khác để đảo ngược tình thế. Nếu bạn hòa hoãn với họ, đồng nghĩa với việc đối phương đã thành công trong việc điều hướng suy nghĩ của bạn. Ở tình huống này, chúng ta nên nhớ kỹ mục tiêu hướng đến ban đầu và buộc họ phải đưa ra cách giải quyết rõ ràng.
5. Bức tường đá
Đây là một chiêu trò thao túng hay xảy ra trong trường hợp đôi bên cãi vả hoặc mâu thuẫn lợi ích với nhau. Đối phương sẽ nói những câu như : Sao cũng được, Bạn là nhất, Tùy bạn,… làm cho chúng ta không biết phải nói gì thêm. Điều này nhằm giúp họ trốn tránh câu trả lời hoặc không chịu trách nhiệm với hành vi sai trái của mình.
Khi đối phương tung chiêu này rất khó để vấn đề giải quyết triệt để. Cách tốt nhất là tạm thời im lặng và tìm cơ hội thích hợp để yêu cầu họ giải quyết vướng mắc.
Trên đây là những phân tích chi tiết về 5 hành vi thao túng tâm lý thường thấy nhất. Để không phải trở thành con rối bị điều khiển, hãy kiên định với mục tiêu ban đầu của bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ đem đến kiến thức bổ ý cho các bạn.